Chào mừng bạn đến với Website của Công ty CP cơ khí và xây lắp Thái Bình, chúng tôi chuyên cung cấp Bồn chứa nước, thiết bị vệ sinh môi trường, Lò đốt rác thải sinh hoạt, các sản phẩm bơm, ty van phục vụ thủy lợi, gia công chế tạo kết cấu thép.
ĐANG TRUY CẬP: » Trang chủ > Classification system > Hướng dẫn > Tin tức & sự kiện > COMA16 - Tìm lời giải cho rác thải nông thôn

COMA16 - Tìm lời giải cho rác thải nông thôn

------------------------------


 

Lò đốt rác thải xã Điệp Nông (Hưng Hà) góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Kỳ 3: LÒ ÐỐT - GIẢI PHÁP HỮU HIỆU CHO RÁC THẢI NÔNG THÔN

    Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường đang trở thành nỗi lo của người dân nông thôn. Do đó, việc đầu tư lò đốt rác thải sinh
hoạt được xem là giải pháp hữu hiệu để góp phần hạn chế tình trạng này.

Lò đốt khẳng định hiệu quả...

     Để “giải bài toán” rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về quy hoạch mạng lưới xử lý và chôn lấp rác thải tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh; quy định về khu xử lý, lựa chọn công nghệ lò đốt kết hợp với chôn lấp hoặc ủ phân vi sinh kết hợp chôn lấp; cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ đốt... Đây là tín hiệu đáng mừng để các địa phương bắt đầu xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn bài
bản, đồng bộ hơn, bảo đảm xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt. 
Năm 2015 có 52 xã được hỗ trợ kinh phí xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 45 lò đốt để
xử lý rác thải sinh hoạt cho 55 xã, thị trấn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm diện tích đất so với việc xử lý theo công
nghệ chôn lấp hoặc ủ vi sinh kết hợp chôn lấp. Nếu trước đây tất cả các loại rác thải đều được chôn lấp thì nay trước khi đốt các địa
phương phải thực hiện phân loại rác, phơi khô để giảm khói, chỉ đốt rác củi, túi nilon, rác hữu cơ, các chất thải rắn như gạch, đá thì thực hiện chôn lấp, rác hữu cơ ủ vi sinh, làm phân. Vì thế, công nghệ lò đốt đã giúp các địa phương giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải, khắc phục cơ bản những nhược điểm của công nghệ chôn lấp. Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn
Mạnh Lực, việc sử dụng công nghệ đốt để xử lý rác thải được coi là một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay, giúp giải quyết triệt để
tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải đồng thời giảm thể tích, khối lượng rác, tiết kiệm đất so với quy hoạch bãi chôn lấp.

    Tuy nhiên, công nghệ xử lý rác thải hiện đang ở tình trạng “trăm hoa đua nở”, nội có, ngoại có. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã
giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp Thái Bình nghiên cứu, chế tạo lò đốt rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Là huyện tích cực triển khai xử lý rác thải sinh hoạt theo công
nghệ lò đốt, đến nay, Tiền Hải đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng của 10 khu xử lý, lắp đặt 9 lò đốt rác thải sinh hoạt cho 13 xã, thị trấn. Huyện phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành lắp đặt 16 lò đốt rác thải sinh hoạt, phủ kín 35 xã, thị trấn. Chủ tịch UBND thị trấn Tiền Hải Vũ Tiến An cho biết, vài năm về trước rác tràn ngập các ngõ phố, trên các trục đường giao thông gây bức xúc trong nhân dân do bãi tập kết rác thải sinh hoạt đã đầy nhưng không có đất quy hoạch khu chôn lấp mới. Cuối năm 2013, nhờ có hệ thống lò đốt rác theo mô hình liên kết giữa thị trấn và xã Tây Sơn, vấn đề rác thải sinh hoạt của thị trấn đã cơ bản được cải thiện, môi trường sạch sẽ, không còn cảnh tượng chỗ nào cũng có đống đốt rác, khói âm ỉ, bụi bay theo gió ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Tuy nhiên, do không có diện tích đất nên địa phương phải “đặt nhờ” lò đốt rác tại khu xử lý rác thải rắn của Khu công nghiệp Tiền Hải nên khoảng cách xa, gây khó khăn
trong vận chuyển và chi phí lớn. Để giải quyết khó khăn đó, thị trấn Tiền Hải và xã Tây Sơn đang xây dựng kế hoạch thống nhất quy
hoạch khu xử lý rác thải sinh hoạt liên xã theo công nghệ lò đốt tại khu đất xen canh với xã Tây Sơn, qua đó giải quyết được những bất cập phát sinh trong quá trình xử lý rác thải sinh hoạt.
 

 

Tổ vận hành lò đốt rác xã Nam Cao (Kiến Xương). 

    Đi trên những con đường bê tông quanh xã Thụy Phúc (Thái Thụy), điều chúng tôi ghi nhận là không còn rác thải vứt bừa bãi, đường thôn ngõ xóm sạch sẽ. Để giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, từ năm 2014, UBND xã đã quy hoạch, xây dựng và đưa vào vận hành khu xử lý rác thải bằng công nghệ lò đốt của Hàn Quốc tại thôn Bái Thượng trên diện tích hơn 10.000m2. Ông Đàm Xuân
Lượng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Với 2 buồng và  công suất 550kg rác/giờ, mỗi tuần lò đốt chỉ cần hoạt động 2 ngày, mỗi ngày 8
tiếng là có thể xử lý toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của xã, nhờ đó tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải đã giảm hẳn. Lò đốt rác
nhập khẩu có nhiều ưu điểm như công suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, rác được xử lý triệt để nhưng kinh phí đầu tư cao, riêng đầu tư lò
đốt đã mất từ 2 - 2,5 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 500 triệu đồng, các xã phải huy động thêm mới đủ kinh phí mua lò và xây dựng các công trình phụ trợ khác.

 ...nhưng vẫn cần nâng cấp, cải tạo....

  

Phân loại rác trước khi đưa vào lò đốt.

      Theo ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt trên địa bàn tỉnh thời gian qua là hướng đi đúng, không chỉ xử lý cơ bản lượng rác thải cho các địa phương mà còn tiết kiệm được hàng nghìn héc-ta đất so với công nghệ chôn lấp hoặc chôn lấp kết hợp ủ vi sinh. Đây thực sự là giải pháp hữu hiệu cho việc xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều xã chậm hoàn thành việc đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải theo
công nghệ lò đốt do không huy động được kinh phí đối ứng. Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm
2015 với 10 lò đốt rác trên địa bàn tỉnh thì cả lò trong và ngoài nước sản xuất đều có kích thước nhỏ, không thiết kế áp suất âm, khi đốt khói thải ra rất nhiều ở miệng lò ảnh hưởng đến công nhân vận hành, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác, xử lý mùi, côn trùng chưa
triệt để… Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải
rắn sinh hoạt có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/5/2016 đòi hỏi các mẫu lò đốt hiện đang áp dụng trên địa bàn tỉnh cần phải cải tạo, nâng
cấp… Mặc dù việc xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ lò đốt trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số bất cập, chưa đạt hiệu
quả như mong muốn nhưng với tình hình thực tế của các địa phương, ngày 1/11/2016, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4134/UBND-NNTNMT về việc đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ lò đốt trên địa bàn tỉnh. Theo đó, khu xử lý rác thải đầu tư lò
đốt mới phải cách khu dân cư gần nhất và nguồn cấp nước sinh hoạt tối thiểu 300m; mô hình khu xử lý theo liên xã hoặc theo quy mô
dân số (tối thiểu 10.000 khẩu/khu xử lý), diện tích tối thiểu 5.000m2, lò đốt phải đạt quy chuẩn kỹ thuật tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT. Đối với khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đầu tư lò đốt nhưng chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT, giá trị sử
dụng và hiệu quả lò đốt còn trên 80%, các huyện thí điểm 1 lò lắp đặt bổ sung các thiết bị, hạng mục đạt chuẩn sau đó đánh giá và nhân rộng; với những lò giá trị sử dụng và hiệu quả dưới 80% chậm nhất đến ngày 1/5/2019 phải dừng hoạt động, chuyển sang phương
pháp xử lý khác phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định hiện hành.

 

 

Ông Bùi Ðức Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy 

     Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan hướng dẫn các xã, thị trấn bố trí mặt bằng
xây dựng khu xử lý rác thải theo công nghệ lò đốt, tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác theo đúng quy định. Đến nay, toàn huyện có 8 lò đốt của 10 xã đã hoàn thành và đưa vào vận hành, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, rác thải phát sinh cơ bản được xử lý, tiết kiệm hàng chục héc-ta đất do không phải chôn lấp. Hiện UBND huyện đang chỉ đạo 7 xã khác đẩy nhanh tiến độ xây dựng lò đốt rác thải, sớm đưa vào sử dụng đồng thời tiến hành rà soát các lò đốt rác để thực
hiện theo đúng tinh thần Công văn số 4134/UBND-NNTNMT của UBND tỉnh.

 

 

Ông Nguyễn Thiên Ðịnh, Chủ tịch UBND xã Nam Cao, huyện Kiến Xương

     Để bảo vệ môi trường, xã đã xây dựng khu xử lý rác thải theo công nghệ lò đốt trên diện tích 3000m2, kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 11 người. Song để lò đốt rác thải bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định, đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí
cho xã lắp đặt các hạng mục còn thiếu, nâng ống xả khói lên 20m và hỗ trợ phí thu gom, xử lý rác theo dân số thực tế tại địa phương.

 

 

Ông Nguyễn Văn Hài, người vận hành lò đốt rác xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy

      Khu xử lý rác thải của xã theo công nghệ lò đốt không những tạo việc làm cho tôi mà còn cho hơn 10 lao động khác. Đặc biệt, có
lò đốt rác, việc xử lý rác thải được thuận tiện, hiệu quả hơn, làng xóm sạch đẹp, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được
nâng lên.

 

...Và lời "Hiệu triệu" đã được đáp lại
     
Từ yêu cầu của Bộ Tài nguyên và môi trường, COMA16 đã lập đề tài khoa học "Nghiên cứu, nâng cấp lò đốt rác thải sinh
hoạt đạt quy chuẩn kỹ thuật tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT
". Đến tháng 6/2016 Công ty đã bảo vệ thành công đề tài khoa học
này, đồng thời cho ra đời 2 sản phẩm lò đốt rác mang ký hiệu TB-CM16 SERIES No1TB-CM16 SERIES No2, sẵn sàng triển
khai trên toàn địa bàn Tỉnh Thái Bình.

 Nguồn: Minh Nguyệt - Thu Hiền ( Báo Thái Bình)